SUY NIỆM CHÚA NHẬT  
 

DẤU CHỈ THỜI THIÊN SAI

 
 

CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG - NĂM A

 
 

Mt,11,2- 11

 
     
 

Mục đích của Mùa Vọng không chỉ là thời gian chuẩn bị cử hành lễ Giáng sinh, nhưng c̣n là lúc chúng ta được mời gọi nhận ra những dấu chỉ của thời Thiên sai trong cuộc sống. Quả vậy, Đức tin nói với chúng ta, những ǵ đang xảy ra xung quanh, dù vui hay buồn, bao giờ cũng mang một thông điệp của Chúa, qua đó, chúng ta được mời gọi nhận ra và thực hiện thánh ư của Ngài. 

Thánh Mátthêu kể lại, lúc ông Gioan Tẩy giả đang bị giam trong tù, với tâm trạng hoang mang. Ông không biết vị ngôn sứ quê ở Nagiarét có phải là Đấng muôn dân mong đợi hay không. Không lẽ ông chịu ngồi tù một cách vô ích? V́ vậy, ông đă sai môn đệ của ḿnh đến gặp Chúa Giêsu và thẳng thắn đặt câu hỏi: “Thầy có thật là Đấng phải đến hay không, hay là chúng tôi c̣n phải đợi ai khác?”. Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp câu hỏi này, nhưng Người bảo họ hăy về kể lại với ông Gioan những ǵ họ thấy. Chúa muốn gửi cho ông Gioan một thông điệp: Phúc cho người nào không vấp ngă v́ tôi. Ông Gioan Tẩy giả là một người am hiểu Cựu ước và giáo huấn của các ngôn sứ, nên chắc chắn khi nghe thuật lại, ông dễ dàng nhận ra những phép lạ Chúa Giêsu làm là những dấu chỉ của thời Thiên sai. Tác giả Tân ước không cho chúng ta biết ông Gioan phản ứng thế nào khi nghe những lời nhắn nhủ của Chúa. Tuy vậy, nhưng ǵ xảy ra sau đó đối với ông, đă đủ để chứng minh rằng ông tin Đức Giêsu là Đấng phải đến. Gioan Tẩy giả đă chấp nhận cảnh tù đày và ông đă chết để làm chứng cho chân lư. Sự hy sinh và can đảm của ông Gioan được chính Đức Giêsu khen ngợi. Nhiều lần, trong Tin Mừng, Đức Giêsu khen ngợi ḷng tin vững vàng của một số người. Nhờ ḷng tin này, Chúa đă chấp nhận làm những phép lạ như họ mong ước. Ta có thể dẫn chứng trường hợp vị sĩ quan, hoặc người đàn bà xứ Ca-na-an. Đối với ông Gioan Tẩy giả, Chúa tuyên bố, ông c̣n hơn một vị ngôn sứ, và là người cao trọng nhất trong số phàm nhân đă lọt ḷng mẹ.

Nhờ bí tích Thanh tẩy, mỗi người tín hữu được Chúa trao cho ba chức vụ: Ngôn sứ, Tư tế và Quản trị. Nhờ thi hành ba chức năng này, họ cộng tác vào sứ vụ loan báo Tin Mừng, thánh hóa bản thân và thánh hóa thế gian,tham gia điều hành cộng đoàn Giáo Hội địa phương. Dù sống bậc giáo dân hay dù nghèo nàn ít học, người tín hữu đều có quyền và có bổn phận thực thi ba chức năng này trong cuộc sống. Noi gương ông Gioan Tẩy giả, chúng ta hăy góp phần loan báo Chúa Giêsu cho con người của thời đại hôm nay. Hăy trở nên những “dấu chỉ của Nước Trời”, qua đời sống ngay thẳng chân thành và thánh thiện của chúng ta. Hăy phản ánh ḷng nhân hậu của Thiên Chúa qua những hành vi cử chỉ của ḿnh trong cuộc sống đời thường. Đó cũng là những “dấu chỉ của thời Thiên sai”, v́ chúng góp phần làm cho người khác nhận ra Thiên Chúa đang hiện diện giữa ḷng nhân loại.

Hai mươi thế kỷ sau khi Chúa Giêsu xuống thế làm người, có thể con người thời nay đặt ra những vấn nạn: tại sao chúng tôi không c̣n thấy những phép lạ làm cho người mù sáng mắt, người què đi được, người điếc nghe được? tại sao chúng tôi vẫn c̣n thấy chiến tranh, bạo lực và giết chóc tàn sát lẫn nhau? Tại sao người tốt phải đau khổ, trong khi người gian ác lại sung sướng giàu có? Thánh Phaolô trả lời: "Anh em hăy kiên nhẫn, giống như nhà nông kiên nhẫn chờ đợi đất trổ sinh hoa màu. Họ phải đợi cả mưa đầu mùa lẫn cuối mùa" (Bài đọc  II). Vị Tông đồ dân ngoại vừa khuyên chúng ta hăy tin vào Thiên Chúa là Thẩm phán chí công, vừa mong muốn chúng ta hăy cố gắng làm việc thiện, để rồi qua những việc tốt lành ấy, Chúa sẽ thưởng công cho chúng ta.

Một trong những sứ điệp quan trọng mà người ngôn sứ được mời gọi loan báo trong xă hội hôm nay, đó là niềm vui. Nội dung của “Tin Mừng” chính là niềm vui. Chúng ta vui mừng hạnh phúc v́ được Chúa yêu thương và chúc lành. Chúa yêu chúng ta đến nỗi ban Con Một của ḿnh để dạy dỗ và chúc lành cho chúng ta. Chúng ta vui mừng v́ Chúa hiện diện để nâng đỡ và “làm cho những bàn tay ră rời trở nên mạnh mẽ” (Bài đọc I). Niềm vui chỉ có thể được loan báo nếu chính bản thân chúng ta cảm nghiệm được trong đời sống cá nhân của mỗi người. Ngôn sứ Isaia đă diễn tả niềm vui của thời Thiên sai, khi Chúa xuất hiện. Những điều ông tiên báo như: người mù sáng mắt, người què đi được, người điếc nghe được... cũng chính là điều Đức Giêsu đă nói với những môn đệ của ông Gioan hăy về thuật lại cho thày ḿnh.

Hăy vui lên, đó là lời ngôn sứ Isaia kêu mời chúng ta. Đó cũng là lời mời gọi của Giáo Hội trong những ngày chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh. Hăy làm cho niềm vui lan tỏa trong cuộc sống. Không chỉ là niềm vui lư thuyết, nhưng được thể hiện qua tâm hồn cao thượng, tấm ḷng nhân ái, lương tâm ngay thẳng và trái tim chân thành. Đó chính là dấu chỉ của thời Thiên sai.

 
     

+TGM Giuse Vũ Văn Thiên

 
 
 

http://tongiao.oline.fr/