Lễ Cung Hiến Thánh Đường Lateranô

Chúa Nhật 32 Thường niên -A-

http://tongiao.online.fr

 

40 Giây Lời Chúa | Facebook

 

 
 

LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG LATÊRANÔ

Ngày 09/11/14

 

1. LỜI CHÚA: Ga 2,13-22

13 Gần đến lễ Vượt Qua của người Do-thái, Đức Giê-su lên thành Giê-ru-sa-lem.14 Người thấy trong Đền Thờcó những kẻ bán chiên, ḅ, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền.15 Ngườiliền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên ḅ ra khỏi ĐềnThờ; c̣n tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghếcủa họ.16 Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏiđây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”.17 Các môn đệ của Người nhớ lạilời đă chép trong Kinh Thánh: V́ nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phảithiệt thân. 18 Người Do-thái hỏi Đức Giê-su: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ chochúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?” 19 Đức Giê-su đáp: “Các ông cứ pháhuỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại”.20 Người Do-thái nói: “ĐềnThờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ôngxây lại được sao?” 21 Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thểNgười.22 Vậy, khi Người từ cơi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đă nóiđiều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đă nói.

2. T̀M HIỂU:

1) Lịch sử của và cấu trúcthánh đường La-tê-ra-nô:

Vương cung Thánh đường thánh Gio-an La-tê-ra-nô là một trong những ngôithánh đường đầu tiên của Hội thánh Công giáo. Thánh đường này được hoàng đếCon-stan-ti-nô xây dựng và được thánh hiến vào năm 324 để dâng kính Chúa CứuThế. Đây là nhà thờ chánh ṭa của Giám Mục thành Rôma là Đức Giáo Hoàng, vàđược mang danh là “Mẹ của mọi nhà thờ” trên thế giới. Cũng giống như các đềnthờ khác, thánh đường La-te-ra-nô đă nhiều lần bị hỏa hoạn. Đến thế kỷ thứ 16, đăđươc xây dựng lại như ngày nay dưới thời Đức Giáo Hoàng Sis-tô V (1585-1590).

Thánh đường La-tê-ra-nô có chiều dài 130 m, chia thành 5 gian. Gianchính dài 87 m, rộng 16 m, có tượng 12 tông đồ bằng đá cẩm thạch trắng. Bướcvào thánh đường, bên phải có cây đàn phong cầm vĩ đại với 2000 ống. Sau ṭa giảnglà Giếng rửa tội mà theo truyềnthuyết, tại đây hoàng đế Con-stan-tine đă được Đức Giáo Hoàng Sil-ves-tro banbí tích rửa tội. Phía ngoài bên trái nhà thờ, có cây tháp cao tới 47 mét làm bằngđá hoa cương màu đỏ.

2) Về đại lễ Vượt Qua của đạo Dothái:

Đối với dân Do thái, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng niệm biến cố dânDo thái vượt qua biển Đỏ do Mô-sê lănh đạo để về Đất Hứa là xứ Ca-na-an. LễVượt qua được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Ni-san, tức tháng 4 Dươnglịch. Mọi người Do thái từ 12 tuổi đều tham gia cuộc hành hương về Giê-ru-sa-lemtham dự đại lễ. Cả những người Do thái tản mác khắp thế giới cũng về tham dự ngàyđại lễ quan trọng nhất trong năm này. Dầu ở đâu, người Do thái vẫn ước mơ được vềdự lễ Vượt Qua tại thành Giê-ru-sa-lem quê nhà ít nhất một lần trong đời. Trongthời gian giảng đạo, vào dịp lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đều về thủ đô dự lễ cùng vớicác môn đệ.

3) Thuế Đền Thờ là thuế nào?

Đây là một sắc thuế mà mỗi người Do thái từ 9 tuổi trở lên hằng năm phảiđóng vào đên thờ Giê-ru-sa-lem. Mỗi năm, người Do thái phải đóng thuế đền thờtrị giá nửa đồng siếc-lơ, tương đương với 2 ngày công nhật. Đồng siếc-lơ làloại tiền đơn giản do đền thờ phát hành, Các đồng tiền này phân biệt với đồngtiền Rô-ma: Trên đồng tiền này không có h́nh và kư hiệu của hoàng đế Rô-ma nhưtiền Rô-ma lưu hành ngoài xă hội. Để tạo điều kiện giúp người dân đóng thuế chođền thờ, các tu tế cho lập các bàn đổi từ đồng tiền Rô-ma sang đồng tiền Đềnthờ. Tiền huê hồng từ tiền Rô-ma sang đồng siếc-lơ băng một phần tư ngày công laođộng. Do đó số tiền thuế Đền thờ và số lợi tức do việc đổi tiền mang lại là rấtlớn.

4) Tại sao Đức Giê-su nổigiận và Người đă làm ǵ với bọn người này?:

- Điều khiến Đức Giê-su nổigiận là những tệ nạn bóc lột khách hành hương với giá cắt cổ của bọn con buôndo các thượng tế cấp phép hoạt động. Thật là tồi tệ khi tôn giáo đă bị bon đầumục và đám con buôn Do thái lạm dụng trục lợi bất chính, gây bao thiệt hại chongười nghèo..

- Bên cạnh bàn đổi tiền, một số người lại mang ḅ, chiên, bồ câu đếnbán cho khách thập phương dâng vào đền thờ. Luật này quy định các con vật được dânglàm của lễ phải lành lặn không mang tỳ vết. Các con vật trước khi dâng phải quacuộc kiểm định. Tuy nhiên mỗi con vật được mua bán trong đền thờ lại đắt gấp 15lần so với bên ngoài.

- Chính những điều này đă khiến Đức Giê-su bức súc nổi giận. Người đă lấycác đoạn dây thừng bện lại làm roi và đuổi bọn con buôn cùng đoàn vật là chiênḅ ra khỏi đền thờ; c̣n tiền của những người đổi bạc, Người cũng làm tung tóevà lc̣n ật đổ bàn ghế của chúng.

5) Phải đánh giá thế nào vềcơn giận của Đức Giê-su?

- Trong Tin mừng rất ít khi Đức Giê-su tỏ thái độ nóng giận. Trừ vài batrường hợp nặng lời quở trách thói giả h́nh của người Pha-ri-sêu (x. Mt23,13-32), hay trách mắng Si-mon Phê-rô (x. Mt 16,23), c̣n Đức Giê-su luôn tỏ rab́nh thản trước các biến cố xảy ra: Người đón nhận nụ hôn phản bội của môn đồ Giu-đa(x. Mt 26,50); im lặng trước những lời vu cáo buộc tội của các đầu mục Do thái trướcthượng hội đồng Do thái (x. Mt 26,59-63), im lặng khi bị cáo gian trước ṭaPhi-la-tô (x.Mt 27,12); Người cũng cầu xin Chúa Cha tha tội và bào chữa lỗi chonhững kẻ hành hạ Người “v́ họ không biết việc họ làm” (x Lc 23,34).

- Vậy tại sao Đức Giê-su lại nỗi giận, xua đuổi con buôn ra khỏi đền thờvà nói: “Đem tất cả những thứ này rakhỏi đây, đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán” (Ga 2,16), v́: “Nhà của Ta là nhà cầu nguyện, c̣n các ngươilàm thành hang trộm cướp” (Mt 21,12-13).

Qua những từ: Nơi buôn bán”,“Hang trộm cướp”, đă ứng nghiệmlời ngôn sứ Giê-rê-mi-a xưa đă trách mắng dân Do thái (x Gr 7,11).

- Đức Giê-su đă làm một cuộc thanh tẩy Đền thờ do ḷng yêu mến nhàChúa, như lời thánh vịnh: “V́ nhiệttâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân” (Tv 69,10). Về saudân Do thái đă quyết định giết Đức Giê-su khi xét xử Người trước thượng hộiđồng và ṭa Phi-la-tô (x Mt 26,65-66).

3. SUY NIỆM:

1) Vai tṛ của nhà thờ thờiCựu Ước và Tân Ước:

Trong thời Cựu ước, đền thờ và ḥm bia giao ước là những nơi đặc biệt dànhriêng cho việc thờ phượng như lời Đức Chúa: “Từ nay Ta sẽ ghé mắt nh́n và lắngtai nghe lời cầu nguyện dâng lên ở nơi đây. V́ Ta đă chọn và thánh hoá nhà này,để muôn đời Danh Ta ngự tại đây” (2 Sb 7,15-16). Điều này giải thích thái độ nổigiận của Đức Giê-su với những người đổi tiền bạc trong đền thờ, v́ họ đă biếnnhà thờ phượng Chúa Cha thành nơi buôn bán (x. Ga 2,16). Trong thời Tân Ước, ĐứcGiê-su có lần đă khẳng định với người phụ nữ Sa-ma-ri-a: “Đă đến giờ các ngườisẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem... Giờnhững người thờ phượng đích thực, sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sựthật” (Ga 4,21-23). Tuy nhiên, nhà thờ và nhà tạm vẫn luôn là nơi cầu nguyện, cửhành việc phụng tự và là nơi lưu giữ Ḿnh Thánh Chúa.

2) Tại sao Hội thánh mừngkính một ngôi thánh đường bằng vật chất?:

Hôm nay là lễ cung hiến Đền Thờ La-tê-ra-nô. Có người thắc mắc: tại saoHội thánh lại mừng kính mừng một ngôi thánh đường, thay v́ thờ kính Chúa, ĐứcMẹ hay các thánh như thường lệ? Sở dĩ Hội thánh mừng kính thánh đường La-tê-ra-nô,v́ là nhà thờ chính toà của Đức Thánh Cha, và là biểu hiệu của hai điều quantrọng này: Một là nói lên sự hiệp nhất của các tín hữu, là nơi liên kết mọithành phần trong cộng đoàn trở thành thân ḿnh mầu nhiệm của Chúa là Hội thánh.Trong đó Đức Giê-su là đầu, và mọi tín hữu đều là anh em của nhau. Hai là thánhđường là nơi sinh hoạt đức tin: Hằng ngày hằng tuần, các tín hữu hội họp trongnhà thờ để cùng cầu nguyện và làm việc thờ phượng tạ ơn và cầu xin các ơn lànhhồn xác.

3) Phải chăng chỉ cần giữđạo tại tâm, không cần phải đến nhà thờ?:

Có những người cho rằng Thiên Chúa hiện diện ở khắp nơi, nên người ta cóthể cầu nguyện với Ngài bất cứ lúc nào và ở đâu, chứ không cần phải đến nhà thờmới thờ phường được.

Thực ra, nên nhớ rằng: loài người chúng ta có 5 giác quan, nên cần phảicó những biểu hiệu bên ngoài như nhà thờ, bàn thờ, tượng ảnh, đèn nến... đểkhơi dạy đức tin và tâm t́nh đạo đức trong ḷng của các tín hữu. Chính khi đến nhàthờ hiệp thông cầu nguyện sẽ được Chúa nhậm lời. Ngoài ra, nhờ có nhà thờ hữuh́nh mà các tín hữu cũng được nâng đỡ rất nhiều về đức tin. Khi làm việc thờphượng chung tại nhà thờ, người tín hữu sẽ được ăn hai của ăn là Lời Chúa vàḾnh thánh Chúa. Ngoài ra khi bị khô khan, nếu biết cậy trông và phó thác mọisự trong quyền năng của Chúa khi cầu nguyện tại nhà thờ th́ đức tin của chúngta sẽ ngày một tăng cường.

4) Vai tṛ quan trọng củanhà thờ đối với đức tin:

a) Nhà thờ là trung tâm sinhhoạt đức tin của người tín hữu: Nhà thờ là nơi gắn liền mọi sinh hoạt đức tin: Từkhi mới sinh, ta đă được cha mẹ đưa đến nhà thờ để lănh nhận bí tích rửa tội. Đếntuổi khôn, chúng ta được xưng tội, rước lễ lần đầu và thêm sức trong nhà thờ.Khi lỡ sa ngă phạm tội, chúng ta đến nhà thờ để được lănh ơn giao ḥa với Chúaqua bí tích giải tội. Khi lập gia đ́nh, đôi thanh niên nam nữ cùng nhau đến nhàthờ cử hành bí tích hôn phối. Khi một người đươc gọi lên chức thánh, chúng tađến nhà thờ chính toà tham dự thánh lễ truyền chức phó tế và linh mục. Khi bị bệnhnặng có nguy cơ tử vong, chúng ta đến nhà thờ xin linh mục ban bí tích xức dầu bệnhnhân, hoặc mời linh mục đến tư gia hay bệnh viện ban các bí tích sau hết. Rồikhi nhắm mắt ĺa đời, thân xác chúng ta lại được người thân rước ra nhà thờ thamdự thánh lễ an táng trước khi được chôn cất tại nghĩa trang hay hỏa thiêu vàđược gửi tro cốt vào trong nhà chờ phục sinh.

b) Thái độ phải có khi vào nhàthờ:

- Về y phục: Nhà thờ không những là nhàcủa Thiên Chúa, mà c̣n là nhà của Hội thánh, trong đó mỗi tín hữu là một thànhviên. Khi đến gặp gỡ một nhân vật quan trọng, chúng ta phải ăn mặc lịch sự đẹpđẽ. Cũng vậy, khi đến gặp Chúa Giê-su tại nhà thờ, chúng ta cần chuẩn bị một tâmhồn thanh sạch, với thái độ trang nghiêm phù hợp, để biểu lộ niềm tin tưởng vàyêu mến của chúng ta đối với Thiên Chúa và chắc chắn sẽ làm vui ḷng Ngài.

- Cử chỉ tôn kính: Thánhđường công giáo nếu được cung hiến sẽ trở thành nơi thờ phượng chung. Trongthánh đường luôn có Chúa Giê-su Thánh thể hiện diện trong nhà tạm, nên cần phảibiểu lộ đức tin bằng cử chỉ tôn kính như bái gối, cúi ḿnh. Người Do thái hayHồi giáo khi đến Đền thờ luôn tỏ thái độ tôn kính đền thờ và bàn thờ dâng lễvật, bằng việc để giày dép ở ngoài nhà thờ.

- Thờ Chúa trong tâm hồn: Mỗingười tín hữu đều có bổn phận biến tâm hồn trở thành một nhà thờ, xứng đáng choChúa vào ngự trị. Trong ngôi thánh đường thiêng liêng này, mỗi người chúng tacó bổn phận thắp lên ngọn nến đức tin, giúp chúng ta vững bước trên đường tinyêu phó thác. Trái tim của chúng ta phải là bàn thờ, mỗi ngày được dâng lênChúa của lễ cao quư là tâm t́nh yêu mến biết ơn kèm theo những việc lành cụ thểđể kết hiệp với lễ vật cao trọng nhất là Chúa Giê-su, đă dâng ḿnh trên thánhgiá xưa, nay tiếp tục tái hiện trong bí tích Thánh thể trên bàn thờ để nhờ đóchúng ta sẽ nhận được ơn cứu độ.

- Xây dựng tâm hồn trở thành đềnthờ của Thiên Chúa: Trong Đức Kitô, chúng ta đă trở nên đền thờ sống độngvà được cung hiến khi chúng ta chịu phép rửa tội như lời thánh Phaolô: “Nào anhem chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúangự trong anh em sao?” (1 Cr 3,16). Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâmhồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá. Bởi v́ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinhđẹp và đồ sộ như đền thờ Giê-ru-sa-lem đi nữa th́ một ngày kia, cũng sẽ bị sụpđổ như lời Đức Giê-su: “Những ǵ anh em đangchiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết không c̣n tảng đá nào trên tảng đánào” (Lc 21,6). Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi, trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Người ámchỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người.

5) Dốc quyết: Đền thờ nói tới ở đây chínhlà thân thể của Đức Giê-su mà mỗi tín hữu là một viên đá sống động xây dựng nênđền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa Giê-su chính là một đền thờ mới, nơicon người thờ phượng Thiên Chúa đích thực, trong tinh thần và chân lư (Ga4,24). Mỗi người quyết tâm làm ǵ để biến thân xác nên đền thờ dâng kính ThiênChúa?

4. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Tin mừng lễ kính đền thờLa-tê-ra-nô hôm nay cho thấy Chúa đă nổi giận thẳng tay xua đuổi bọn con buônra khỏi đền thờ, v́ họ đă làm ô uế đền thờ khi biến một nơi dành để thờ phượngThiên Chúa thành nơi buôn bán đầy xảo trá bất công và gian ác. Xin Chúa cũnghăy ngự vào ḷng con mỗi lần con dự lễ và rước lễ, xin hăy xua đuổi các tội lỗivà các thói hư ra khỏi ḷng trí chúng con, để tâm hồn chúng con xứng đáng trởthành ngôi đền thờ sống động của Thiên Chúa. Amen.

 

LM ĐAN VINH


 
 

CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN A

Kn 6,12-16; 1 Tx 4,13-18; Mt 25,1-13

KHÔN NGOAN CHUẨN BỊ ĐÓN CHÚA ĐẾN BẤT NGỜ

 

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 25,1-13

(1) Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn của mình ra đón chú rể. (2) Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn. (3) Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. (4) Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. (5) Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả.(6) Nửa đêm có tiếng la lên: “Kìa chú rể, ra đón đi!” (7) Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. (8) Các cô dại nói với các cô khôn rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!” (9) Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn. (10) Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. (11) Sau cùng, mấy trinh nữa kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài! Mở cửa cho chúng tôi với!”. (12) Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô!”. (13) Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào”.

2. Ý CHÍNH:

Đức Giê-su sẽ đến lần thứ hai vào ngày tận thế để phán xét và mở Tiệc cưới Nước Trời. Chỉ những người khôn biết luôn tỉnh thức và trong tư thế sẵn sàng mới được vào dự. Còn những người dại không thực hành tình mến Chúa yêu người, sẽ bị loại ra bên ngoài. Đức Ki-tô sẽ đến bất ngờ vào giờ chết của mỗi người hay trong ngày tận thế chung cả nhân loại. Do đó, mọi tín hữu cần luôn tỉnh thức và chuẩn bị sẵn dầu đèn là ơn thánh để bất cứ khi nào Chúa đến, họ cũng được vào tham dự bữa tiệc vui với Người

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-2: + Mười cô trinh nữ: Trinh nữ là các thiếu nữ chưa chồng. + Cầm đèn của mình ra đón chú rể: Dụ ngôn dựa theo phong tục cưới xin của dân Do thái thời Đức Giê-su. Việc cưới xin thường diễn ra vào ban đêm. Mấy hôm trước ngày cưới, hai bên đàng trai đàng gái đặt tiệc riêng đãi bà con bạn bè của mình. Rồi đến chính ngày cưới, hai họ nhập lại chung để ăn uống tại bên họ nhà trai. Nghi thức quan trọng nhất trong đêm rước dâu như sau: khoảng 6 giờ chiều bắt đầu ngày mới, chàng rể cùng các phù rể cầm đuốc lên đường đến nhà đàng gái. Khi đó cô dâu và các cô phù dâu sẽ sửa soạn cây đèn để chờ đón họ đàng trai. Khi chàng rể đến đón dâu, đám rước sẽ khởi hành đi về nhà trai và nhập bàn tiệc. Các cô phù dâu phải mang theo bình dầu và cầm đèn cháy sáng đứng chung quanh cô dâu chú rể trong nghi thức khai mạc tiệc cưới. Ở đây Đức Giê-su mượn phong tục lễ rước dâu này để dạy môn đệ “Phải luôn canh thức và sẵn sàng”. Người tự ví ḿnh giống như chàng rể. Người sẽ đến lần thứ hai vào ngày tận thế để phán xét và mở tiệc cưới Nước Thiên Đàng cho nhân loại. Chỉ những người nào khôn ngoan, thể hiện qua thái độ luôn tỉnh thức và trong tư thế sẵn sàng mới có đủ điều kiện được vào hưởng hạnh phúc Nước Trời đời đời. Còn những người dại biểu hiệu qua thái độ thiếu chuẩn bị, không sống tình mến Chúa yêu người, sẽ không được vào tham dự bữa tiệc cưới Nước Trời. Đồng thời dụ ngôn cũng nhấn mạnh việc “Chàng rể Giê-su sẽ đến bất ngờ” trong giờ chết của mỗi người hay vào ngày tận thế chung của nhân loại. Do đó, mọi tín hữu phải luôn canh thức chờ đợi Đức Giê-su sẽ đến lần thứ hai bất cứ vào lúc nào.

- C 3-4: + Năm cô dại: Dại vì không biết tiên liệu nên đă không đem bình dầu theo, hoặc có đem mà không đủ dùng, nên khi chàng rể đến thì đèn đă bị tắt. Thái độ khờ dại thể hiện qua hành vi tắc trách: có nhiệm vụ đi đón chú rể, nhưng lại không quan tâm chuẩn bị dầu cho cây đèn của ḿnh. Đây là những kẻ cố chấp không tin Đức Giê-su hay là những người tuy có đức tin nhưng lại lười biếng cầu nguyện dâng lễ và không thực hành Lời Chúa, nên không đủ điều kiện để được Chúa tiếp nhận vào dự bàn tiệc Nước Trời đời sau. + Năm cô khôn: Khôn vì biết tiên liệu nhìn xa, nên đă mang đền có đủ dầu để chờ đón chàng rể đến vào giữa đêm khuya. Đây là những tín hữu đă xây ṭa nhà đức tin trên nền đá vững chắc là nghe và thực hành Lời Chúa (x. Mt 7,24). Họ có nếp sống đạo đức và được dồi dào ân sủng của Chúa, luôn sống đức tin bằng việc thực hành đức cây và đức mến. Họ xứng đáng được Chúa cho vào thiên đàng trong giờ chết của họ và trong ngày tận thế chung của toàn thể nhân loại.

- C 5-6: + Vì chàng rể đến chậm: Chàng rể là Đức Ki-tô sẽ đến bất ngờ trong giờ chết của mỗi người hay trong ngày tận thế để phán xét chung nhân loại. + Nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả: Thiếp đi và ngủ diễn tả sự “thức lâu chầu mỏi!”. Tuy vậy các cô khôn vẫn có thể ra đón Chúa đến bất ngờ vì luôn mang theo đèn chứa dầu đầy bình. Cũng vậy, những người công chính sẽ luôn có thái độ sẵn sàng do thường xuyên lãnh nhận các phép bí tích và thực hành giới răn mến Chúa yêu người. + Nửa đêm: Là thời gian nối tiếp giữa ngày hôm trước với ngày hôm sau, tượng trưng cho giờ chết là sự chuyển tiếp từ cuộc sống trần gian sang cuộc sống đời sau. Ngoài ra nửa đêm còn là lúc người ta dễ ngủ say và mất cảnh giác nhất. + Kìa chú rể, hãy ra đón đi: Chú rể ám chỉ Chúa Ki-tô sẽ đến trong giờ chết của mỗi chúng ta hoặc đến với cả nhân loại vào ngày tận thế.

- C 7-9: + Xin các chị cho chúng em chút dầu của các chị: Tới giờ chết các cô dại mới ý thức về sự thiếu dầu trong đèn thì đã quá muộn. + Các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn: Vì trong giờ chết họ sẽ không thể cậy nhờ được người khác giúp đỡ.

- C 10-11: + Chính khi họ đi mua dầu là lúc chú rể đến: Câu này cho thấy: Đừng đợi tới giờ chết mới sám hối thì đă trễ. Chúng ta cần ư thức và luôn sống theo thánh ý Thiên Chúa ngay lúc còn đang sống. + Những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới: Những người luôn kết hiệp với Chúa sẽ có thể ra đón Đức Ki-tô đến vào bất cứ khi nào. + Và cửa đóng lại: Giờ chết là lúc chấm dứt số phận mỗi người. Những ai được vào dự tiệc cưới sẽ được hưởng hạnh phúc muôn đời. Còn những kẻ đang từ chối gia nhập Hội thánh sẽ không được hưởng ơn cứu độ. + Thưa Ngài xin mở cửa cho chúng tôi: Lời cầu xin này nhắc lại lời Đức Giê-su: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa! Là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Cũng như trong dụ ngôn “Tiệc cưới”, Những ai cố tình chống lại Thiên Chúa, hoặc không tin và không chịu sống giới răn yêu thương sẽ bị loại khỏi thiên đàng đời sau (x. Mt 22,13).

- C 12: + Tôi không biết các cô: Giờ chết là giờ phán xét công thẳng và những ai cố tình không tin sẽ không thể được hưởng ơn tha thứ nữa. + Vậy anh em hãy canh thức: Đây là chủ đích của Đức Giê-su khi dạy dụ ngôn này. + Vì anh em không biết ngày nào, giờ nào: Không biết giờ Chúa sẽ kêu gọi là giờ chết. Chính thái độ tỉnh thức sẵn sàng sẽ giúp người ta luôn sống trong ơn nghĩa Chúa và quyết tâm làm các việc lành.

4. CÂU HỎI:

1) Hãy cho biết phong tục lễ rước dâu của người Do thái diễn ra thế nào? 2) Mười cô trinh nữ được phân thành hai loại khôn dại là do đâu? 3) Chi tiết các cô trinh nữ không được vào dự tiệc cưới Nước Trời nhằm dạy chúng ta bài học gì về đức tin?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25,13).

2. CÂU CHUYỆN: ĐÓN CHÚA ĐẾN THĂM

Một buổi sáng nọ, người ta thấy bác thợ đóng giày thức dậy từ sáng sớm. Sau khi dọn dẹp cửa hàng ngăn nắp, bác vào phòng khách ngồi đợi đón vị khách quý là Chúa Giê-su, mà đêm hôm ấy bác đã nằm mơ gặp mặt Người và Người hứa sẽ ghé nhà thăm bác vào lúc ban ngày. Đột nhiên có tiếng gõ cửa gấp. Bác thợ giày vui sướng vì không ngờ Chúa lại đến thăm bác vào lúc sáng sớm. Nhưng khi cửa mở thì người đứng ngoài không phải là Chúa Giê-su, mà là ông lăo phát thư quen thuộc. Mặt ông ta bị tím tái do thời tiết ngoài trời băng giá. Bác liền mở rộng cửa đón ông vào ngồi bên lò sưởi ấm áp. Rồi bác đi pha bình trà nóng mời khách. Sau khi tiễn người đưa thư, bác thợ giày lại ngồi chờ. Nhìn qua khung kính cửa sổ, bác thấy một bé gái đang đứng khóc ngoài hiên. Bác ra mở cửa đón em vào nhà hỏi chuyện. Em cho biết đã đi vào rừng từ sáng sớm để kiếm củi khô về nấu nước xông giải cảm cho mẹ em. Do trời mưa tuyết trắng xóa khiến em bị lạc không tìm ra đường về nhà. Nghe vậy, bác thợ giày vội viết vài chữ dán ngoài cửa thông báo cho vị khách quý là Chúa Giê-su biết mình sẽ vắng nhà đến chiều, để đưa cô bé về nhà của cô. Khi tìm thấy ngôi nhà của em và thấy mẹ em đang bị sốt run rẩy nằm trên giường, bác vội đi mời ông bác sĩ gần đó đến thăm bệnh và cho toa, rồi bác đi mua thuốc mang về cho người bệnh uống. Khi bệnh nhân đă hồi phục sức khỏe bác mới vội về nhà thì trời đã khuya. Bác thợ đóng giầy chẳng c̣n thiết gì đến ăn uống, nằm vật ra giường nhắm mắt ngủ say như chết. Trong giấc ngủ, một lần nữa bác lại nằm mơ gặp được Chúa Giê-su. Người vui vẻ nói với bác: “Ta cám ơn con hôm nay đã đón Ta vào nhà để sưởi ấm khi Ta đang lạnh cóng. Cám ơn con đã dẫn đường cho Ta về nhà, đã chăm sóc giúp ta đang đau được sớm b́nh phục. Vì mỗi khi con phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật, là con đã phục vụ cho chính Ta đó” (x. Mt 25,40-42).

3. SUY NIỆM:

1) Cần khôn ngoan chuẩn bị đón chàng rể đến bất ngờ:

Dụ ngôn diễn tả khung cảnh một cuộc rước cô dâu về nhà chồng. Chú rể bắt đầu rời nhà vào lúc chập tối để đến nhà cô dâu. Khi đến nơi th́ đă khuya, có mười cô trinh nữ cầm đèn cùng cô dâu ra đón chú rể. Rồi bỗng nhiên năm chiếc đèn của năm cô khờ tự nhiên bị tắt ngúm v́ hết dầu. Bấy giờ chỉ c̣n năm cô khôn các cô dại nên các cô dại phải đi mua th́ đă trễ. Khi các cô trở về đă bị chú rể từ chối tiếp nhận. Dụ ngôn ám chỉ Đức Giê-su ví như chàng rể sẽ bất ngờ đến với mỗi người chúng ta vào giờ chết. Để được tham dự vào bàn tiệc cưới là thiên đàng đời sau, chúng ta cần luôn tỉnh thức giống như năm cô trinh nữ khôn ngoan luôn chuẩn bị đèn chứa dầu đầy b́nh. Phải tránh thái độ như năm cô trinh nữ khờ dại mang đèn mà không chuẩn bị có dầu sắn trong đèn. Số phận của hạng người này là sẽ bị Vua Thẩm Phán Giê-su từ chối: “Tôi bảo thật các cô: Tôi không biết các cô!”.

2) Bài học về sự khôn ngoan:

- Cần thực hành Lời Chúa: Nếu người tín hữu chỉ tuyên xưng đức Tin th́ chưa đủ, nhưng cây đèn đức tin phải chứa đầy dầu ân sủng là đức Cậy, để có thể tỏa chiếu ánh sáng đức mến qua các việc lành thực thi Lời Chúa. Chúa sẽ đến bất ngờ với mỗi người chúng ta. Người muốn chúng ta phải luôn tỉnh thức nhờ việc năng đọc và suy niệm Lời Chúa, để nhận ra ư Chúa muốn và mau mắn xin vâng noi gương Mẹ Ma-ri-a xưa: “Riêng mẹ Người th́ hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong ḷng” (Lc 2,51b).

- “Hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào giờ nào!” : Canh thức không phải là không ngủ. Trong dụ ngôn hôm nay, tất cả các cô trinh nữ đều đă ngủ. Thế nhưng các cô khôn ngoan vẫn có thể sẵn sàng ra đón chàng rể đến bất ngờ nhờ biết canh thức. Qua đó Chúa muốn dạy chúng ta:Phàm làm bất cứ việc ǵ, nếu muốn thành công cũng cần phải biết tiên liệu, nghĩa là chuẩn bị sẵn sàng để kịp thời ứng phó với mọi hoàn cảnh bất ngờ. Một học sinh muốn thi đậu phải biết chăm chỉ học hành ngay từ đầu năm học. Một doanh nhân muốn làm ăn phát đạt cần có tầm nh́n xa để chuẩn bị trước các yếu tố cần cho việc kinh doanh, hầu kịp thời nắm bắt cơ hội làm ăn. Bác nông dân muốn có một mùa gặt bội thu cũng phải chuẩn bị trước giống lúa tốt ngay từ vụ mùa trước... Nói chung, trong bất cứ ngành nghề nào, nếu không biết tiên liệu th́ sẽ khó đạt được thành công. Riêng về sự sống đời sau, chúng ta cần ư thức về cái chết và chuẩn đón Chúa đến bằng viếc xét ḿnh sám hối trước khi đi ngủ. Nỗi ngày ngay từ khi thức dậy cần tập thành thói quen dâng ngày mới cho Chúa. Rồi trong ngày năng dâng lên Chúa những lời nguyện tắt kèm theo một việc làm cụ thể để chu toàn các bổn phận đối với bản thân, gia đ́nh, xă hội và Giáo Hội.

- Cần chuẩn bị loại dầu nào cho đèn đức tin của ḿnh? Lời Chúa hôm nay cho ta biết điều cần thiết để được hưởng hạnh phúc đời đời là thực hành mến Chúa yêu người, yêu người cụ thể từ trong tư tưởng, lời nói đến việc làm. V́ chúng ta không thể sống trong «Thiên Chúa là T́nh Yêu” (1 Ga 4,8.16), nếu chúng ta không có t́nh yêu của Thiên Chúa trong tâm hồn. Tông đồ Phao-lô đă dạy các tín hữu điều cần để được vào Nước Trời đời sau là phải sống đức Tin bằng việc thực thi đức Cậy và đức Mên. Trong ba nhân đức ấy, đức Mến là cao trọng nhất (x. 1 Cr 13,13).

4. THẢO LUẬN: 1) Dầu chúng ta cần chuẩn bị cho cây đèn đức tin là gì? Ánh sáng phát ra từ cây đèn đức tin là loại ánh sáng nào? 2) Hôm nay tôi phải làm gì để chứng tỏ mình là người khôn luôn chuẩn bị để sẵn sàng chờ đón Chúa đến bất cứ lúc nào?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Nếu ngày mai Chúa đến gọi con về thì chắc con sẽ vô cùng lúng túng. Con lúng túng vì đến giờ này con vẫn chưa chu toàn nhiệm vụ loan báo Tin Mừng được Chúa trao qua phép rửa tội và thêm sức! Cây đèn đức tin của con hiện vẫn đang thiếu dầu ân sủng, nên chưa thể chiếu tỏa ánh sáng tình thương của Chúa, chưa chiếu soi cho anh em lương dân nhận biết ánh sáng Tin mừng để giúp họ nhận biết tin thờ và yêu mến Chúa.

- LẠY CHÚA. Xin cho con mỗi tối quyết tâm dành ra ít phút để kiểm điểm cây đèn đức tin của mình để kịp thời khắc phục sửa chữa. Xin cho con mỗi ngày làm ít nhất một việc tốt để giúp anh em lương dân nhận biết Chúa là T́nh Yêu đang hiện diện trong ḷng con, hầu sau này họ cũng được tham dự bàn tiệc Nước Trời với con. Xin cho con thực hành theo lời của một người cha đã khuyên đứa con trai thân yêu của ông như sau: “Con ơi, ngày con sinh ra, đôi mắt con vừa nhìn thấy ánh sáng, mọi người đều vui cười với con mà con lại khóc. Con hãy sống thế nào, để một ngày kia, đến giờ sau hết, mọi người đều tràn lệ mà con lại có thể mỉm cười” (Guy de Larigandie).

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.

Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.